Gạo Ông Thọ - Lứt ST25

Gạo Ông Thọ - Lứt ST25

1. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM:
1.1 Ưu điểm
  • Gạo lứt ST25 giữ nguyên lớp cám chứa nhiều dinh dưỡng bao gồm vitamin nhóm B, khoáng chất, chất béo, chất xơ…. Chính lớp vỏ cám làm chậm quá trình chuyển hóa đường từ tinh bột vào máu giúp ổn định đường huyết người sử dụng.
  • Gạo Ông Thọ - lứt ST25 thơm, mềm dễ ăn.
  • Gạo Ông Thọ - lứt ST25 được thu hoạch vào giai đoạn lúa chín non - là giai đoạn lúa cho hạt thơm, ngọt và vỏ cám mềm hơn các loại lúa thu hoạch như thông thường.
  • Sản phẩm được quản lý qui trình canh tác nghiêm ngặt nên dư lượng chất hóa học được kiểm soát chặt chẽ.
1.2 Nhược điểm:
  • Sản phẩm sau khi cắt túi chân không chỉ sử dụng thời gian ngắn do nhanh hút ẩm.
  • Khi cắt túi chân không sản phẩm sẽ nhanh thu hút côn trùng


2. CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM
2.1 Về Gạo ông Thọ - lứt ST25

          Tháng 11 năm 2019 là năm ST25 được vinh danh tại hội nghị lúa gạo thế giới. Năm 2020 Gạo Ông Thọ là DN tiêu thụ lúa ST25 do HTX liên kết với trung Tâm khuyến nông tại Long phú, Sóc Trăng trồng thử nghiệm những trà lúa ST25 đầu tiên do tác giả cung cấp giống chính thức đưa ra thị trường. Là người Việt không ai không có lòng tự tôn dân tộc. Gạo Ông Thọ muốn đồng hành cùng nhóm tác giả trong việc tiêu thụ lúa ST25 do người nông dân Việt Nam canh tác, giúp chuyển đến tay người tiêu dùng loại gạo có chất lượng và được kiểm soát chặt chẽ tồn dư phân thuốc hóa học. Gạo Ông Thọ lần lượt cho ra đời các dòng gạo ST25 bao gồm:

             Trong liên kết sản xuất Gạo Ông Thọ yêu cầu và giám sát nghiêm ngặt các bên tham gia

  • Giống lúa: sữ dụng giống lúa xác nhận giúp đảm bảo nâng suất cho bà con nông dân, chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng không bị lẫn tạp, giúp nhà khoa học có thêm nguồn kinh phí nghiên cứu lai tạo giống tốt hơn.
  • Vùng trồng: lựa chọn vùng trồng ven biển bao gồm vùng canh tác lúa tôm và vùng 2 vụ -thích hợp với giống lúa ST cho năng suất tốt, ít sâu bệnh và đảm bảo thời gian tái tạo dinh dưỡng cho đất giúp nông giảm được chi phí canh tác, người tiêu dùng được hưởng sản phẩm chất lượng, an toàn hơn
  • Quy trình canh tác: chúng tôi đánh giá và cải tiến liên tục mỗi vụ để sản phẩm đạt được chất lượng kỳ vọng cũng như tính được hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân giúp chuỗi liên kết hợp tác - tiêu thụ bền vững: Nhà khoa học - Nông Dân – Doanh Nghiệp – Người Tiêu Dùng.
  • Quy trình xử lý sau thu hoạch và đóng gói: Gạo Ông Thọ luôn tuân thủ từng giai đoạn đảm bảo chất lượng hạt gạo là ngon nhất như: thời điểm thu hoạch: thời điểm lúa chín sữa, giờ vàng về lò sấy: 24h, trữ lúa khô và xay gạo theo nhu cầu nên giữ được mùi thơm và độ ngon của gạo mới xay.
2.2 Về vùng nguyên liệu và liên kết sản xuất - tiêu thụ:
       Gạo Ông Thọ  ý thức được rằng chỉ có hợp tác bền vững, phân chia công bằng giá trị nhận được trong toàn chuổi là phương thức phát triển bền vững nhất. Nên chúng tôi luôn theo đuổi việc nâng cao giá trị sản phẩm qua từng mùa vụ để cung cấp cho khách hàng, phân chia lợi ích và giá trị nhận được 1 các công bằng hơn cho nhà khoa học, nông dân và người lao động của DN.

2.3 Lịch sử hình thành giống lúa ST25

          ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới là cả 1 hành trình dài gần 30 năm nhóm tác giả theo đuổi lai tạo giống, trong đó dẫn dắt nhóm là anh hùng lao động Hồ Quang Cua cùng 2 cộng sự là Tiến sỹ Trần Tấn Phương và thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương.

        Năm 1991 ông Hồ Quang Cua bắt đầu tham gia nhóm nghiên cứu của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. 1992 công trình nghiên cứu lai tạo giống lúa ST ra đời. Ông sưu tập, thử nghiệm các giống lúa thơm cổ truyền Việt Nam và thế giới. Duyên may đến với ông trong buổi sáng mùa đông 1996 khi thăm đồng, ông phát hiện những cây lúa "lạ" gốc tím, dạng hạt thon dài rất đẹp. Đó là những cá thể VĐ20 đột biến đầu tiên. Từ đó, một công trình lai tạo, nhân giống với hàng loạt giống lúa thơm mang tên ST ra đời. Năm 2000 Ông cùng nhóm cộng sự cho ra đời giống lúa ST3 thơm, ngon được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét đặc cách công nhận là giống lúa cấp quốc gia. Năm 2008 các giống lúa ST19, ST20 được công nhận. Các giống lúa ST21, ST24, ST25 lần lượt ra đời. “Trong đó hai giống ST24 và ST25 đáp ứng kỳ vọng cao nhất của chúng tôi” Ông Hồ Quang Cua cho biết.

          Ông Cua kể công việc lai tạo những ngày đầu không hề đơn giản vì thiếu đủ thứ, nhất là tiêu chuẩn về giống lúa thơm của VN lúc này chưa có, nên ông "mượn tạm" tiêu chí lúa thơm BE.2541 của Thái Lan để thực hiện. 
          Sau này, một cộng sự của ông là tiến sĩ Nguyễn Tấn Phương đã phát minh ra phương pháp đánh giá mùi thơm rất nhanh chóng, hiệu quả. Nhờ tiêu chí thử mùi thơm này, ông và các cộng sự tiết kiệm nhiều thời gian, công sức. Thành tựu nghiên cứu tiến triển nhanh ngoài kỳ vọng, đến nay Sóc Trăng đã có bộ sưu tập lúa thơm từ ST1-ST25 và giống ST đỏ.

3. LƯU Ý KHI DÙNG

  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Gạo lứt còn nguyên lớp cám nên dễ hút ẩm và thu hút công trùng lưu ý dùng tốt nhất trong vòng 20 ngày kể từ khi cắt túi.
  • Cho thêm ít dầu ăn khi nấu để làm tăng vị bùi và ngọt của cơm
4. Nguồn tham khảo:
+
Giá : 42,000₫