1. Gạo lứt là gì? Gạo lứt thực ra là gạo trắng mà vẫn còn nguyên lớp cám. Lớp cám này có nhiều dinh dưỡng nên gạo lứt thường được coi là lựa chọn lành mạnh hơn gạo trắng. Loại thực phẩm này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, cải thiện hệ miễn dịch… Những lợi ích từ gạo lứt này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.
Có rất nhiều gạo lứt bạn có thể chọn để kết hợp vào bữa ăn của mình như gạo lứt huyết rồng, gạo lứt đen, gạo lứt nếp, gạo lứt tẻ hạt dài, gạo lứt tẻ hạt tròn… Các loại gạo này sẽ giúp thực đơn mỗi ngày của bạn phong phú và bắt mắt hơn.
2. Phân loại theo chất gạo Gạo lứt nếpLoại gạo lứt này xuất phát từ các giống nếp khác nhau như nếp than, nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương hay nếp cái hoa vàng. Loại gạo này thường dẻo và có thể được dùng để nấu xôi, nấu chè hay làm bánh. Đây cũng là nguyên liệu cần thiết để làm món rượu nếp cái hay còn gọi là cơm rượu đấy.
Gạo lứt tẻGạo lứt tẻ khá giống các loại gạo nấu cơm hằng ngày, chỉ khác là gạo lứt vẫn còn lớp cám màu ngà bên ngoài. Bạn có thể tìm mua gạo lứt tẻ hạt tròn hay gạo lứt tẻ hạt dài để nấu mỗi ngày. Khi nấu các loại gạo lứt tẻ, bạn thường sẽ cần ngâm gạo lứt trước để rút ngắn thời gian nấu cũng như để gạo dễ tiêu hóa hơn.
Để nấu gạo lứt tẻ, bạn chỉ cần rửa gạo kỹ rồi đổ thêm nước vào nồi cơm sao cho tỷ lệ nước với gạo là 2:1 và bật nồi ở chế độ nấu gạo lứt. Đối với gạo lứt tẻ hạt dài, bạn nên tránh nấu quá nhiều vì loại gạo này không giữ được lâu sau khi nấu như gạo lứt hạt tròn hay gạo lứt nếp.
3. Phân loại gạo lứt theo màu sắcCác loại gạo lứt thường có ba màu chính là trắng ngà, đỏ và đen. Màu sắc này là do lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo quyết định.
Gạo lứt trắngĐây là loại gạo được sản xuất nhiều nhất và có thể thích hợp với nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi. Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Gạo lứt đỏGạo lứt đỏ thường có màu đỏ nâu, khi nấu chín khá dẻo. Loại gạo này có nhiều chấtdinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ, lipid, vitamin A, vitamin B1… Đây là thực phẩm thích hợp với những người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người ăn chay, người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường… Bạn có thể nấu gạo lứt đỏ như cách nấu cơm rồi ăn với muối mè cũng rất ngon.
Khi chọn mua gạo lứt đỏ, bạn cần chú ý phân biệt loại gạo này với gạo huyết rồng vì hai loại gạo này có tác dụng khác nhau. Chỉ số đường huyết ở thực phẩm (GI) của gạo lứt đỏ ở mức trung bình và không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn nhưng chỉ số này của gạo huyết rồng lại khá cao. Điều này có nghĩa là gạo huyết rồng không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Bạn có thể phân biệt hai loại gạo này bằng cách tách đôi một hạt gạo ra kiểm tra. Gạo lứt đỏ khi tách đôi sẽ có phần lõi bên trong màu trắng. Trong khi đó, gạo huyết rồng có màu đỏ sẫm ở cả lớp vỏ và phần lõi bên trong.
Gạo lứt đenGạo lứt đen thật ra hơi nghiêng về màu tím than chứ không phải màu đen. Loại gạo này chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe nhưng lại ít đường nên là món rất lành mạnh. Bên cạnh đó, gạo lứt đen còn có nhiều chất oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
Các loại gạo lứt vô cùng đa dạng nên có thể là nguyên liệu cho rất nhiều món ăn ngon miệng như trà gạo lứt, cơm gạo lứt muối mè hay cháo gạo lứt. Khi tìm mua những loại gạo lứt này, bạn hãy chọn những nguồn chất lượng và uy tín để đảm bảo an toàn nhé.
Nguồn: tổng hợp từ Gaosach.vn
Mã :