Chẳng biết tự bao giờ, người dân miền Tây Nam Bộ đã nghĩ ra cách chế biến món cơm rượu vừa thơm ngon lại còn rất nồng nàn.1. Tại sao chúng ta lại ăn cơm rượu?
Nhiều người cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người là nơi ẩn náo của nhiều loại ký sinh gây hại mà không phải lúc nào cũng có thể diệt được chúng. Duy chỉ có ngày mồng 5/5 Âm lịch (thường gọi là Tết Đoan Ngọ), các loại ký sinh này sẽ ngoi lên nên chúng ta có thể ăn thực phẩm, hoa quả có vị chua, hơi chát và nhất là ăn cơm rượu nếp để có thể tiêu diệt được chúng.
Nhưng dần về sau này, người dân miền Tây Nam Bộ lại thường xuyên thưởng thức cơm rượu nếp mà không còn chờ đến ngày Lễ, Tết bởi những công dụng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa cộng với hương vị nồng nàn không thể nào quên.
Ảnh sưu tầm: Cơm rượu miền Tây
2. Cơm rượu miền Tây có gì lạ?
- Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, cơm rượu nếp thường được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời rạc như ở miền Bắc thường làm mà vò thành từng viên tròn trước khi đem ủ. Món cơm rượu ở miền Tây thường có nước tiết ra sau khi ủ, nhưng vẫn được giữ nguyên và pha thêm nước đường. Khi nếm, vị giác vừa thơm, vừa nồng, vừa ngọt nhẹ quả là khó cưỡng lại.- Ngon nhất là loại cơm rượu làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Có thể bạn chưa biết, trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng khá cao các chất xơ không hòa tan, giúp chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Gạo nếp cẩm chứa ít đường đồng thời có nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin E hơn gạo nếp thường. 3. Cách chế biến cơm rượu miền Tây
- Bước 1: Gạo nếp vo thật sạch bằng nhiều lần nước, sau đó để lên rổ cho ráo.
- Bước 2: Cho gạo nếp vào nồi cơm kèm nửa thìa nhỏ muối, châm nước lọc xâm xấp với mặt gạo.
- Bước 3: Bật nút nấu như nấu cơm bình thường đến khi gạo nếp chín, dùng đũa xới đều.
- Bước 4: Men cơm rượu dùng cối giã mịn, cho vào bát.
- Bước 5: Bạn pha sẵn nửa bát nước ấm và hòa thêm vào 1/4 thìa nhỏ muối, sau đó để riêng.
- Bước 6: Gạo nếp sau khi chín, để nguội bớt rồi bạn trải đều ra mâm hay khuôn.
- Bước 7: Bạn sờ tay thấy xôi vẫn còn hơi ấm thì dùng một cái đồ rây lỗ nhỏ, cho men rượu vào và rây một lớp men lên bề mặt xôi.
- Bước 8: Tiếp tục lật ngược bề mặt xôi bên dưới, rây một lớp men mỏng. Nhúng tay vào bát nước ấm đã pha với muối, sau đó ngắt từng viên xôi đã rây men, vo tròn lại rồi xếp vào tô thủy tinh sạch.
Ảnh sưu tầm: Cách chế biến cơm rượu miền Tây
- Bước 9: Dùng màng thực phẩm bọc kín, và phủ bên trên một khăn dày, để vào nơi kín nắng và gió. - Bước 10: Để khoảng 3-4 ngày men cơm rượu ra nước thì bạn có thể dùng được.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp từ Gaosach.vn